Viêm da cơ địa và lời khuyên của bác sĩ da liễu

Viêm da cơ địa trước đây còn gọi là chàm thể tạng hay chàm cơ địa, là một bệnh lý da rất hay gặp. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhiều nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Tiến triển của bệnh rất dai dẳng và kéo dài đến tuổi trưởng thành. Do đó, nếu nhận thấy dấu hiệu của bệnh, hãy chủ động chữa trị tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và tư vấn.
1. Triệu chứng
Ở từng độ tuổi khác nhau, sức đề kháng vi khuẩn của từng người mà bệnh có những triệu chứng khác nhau:
Giai đoạn cấp tính: Giai đoạn này thường hay gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề.
Bệnh nhân rất ngứa, cảm giác rát bỏng, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm khuẩn.
Giai đoạn mạn tính: biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Bệnh nhân gãi nhiều có thể để lại các hậu quả trên da như dày da, tróc da, sưng nề, nứt kẽ, chảy nước vàng và đóng vảy tiết.
Ở trẻ nhỏ, bệnh thường xuất hiện ở mặt, da đầu và mặt duỗi các chi. Còn ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi.
Ở người lớn, viêm da cơ địa thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Cho đến nay người ta vẫn chưa biết rõ ràng căn nguyên và cơ chế gây bệnh của viêm da cơ địa. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu, các bác sĩ cho rằng sự kết hợp của một cơ địa cơ địa với những tác nhân kích ứng từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Chính sự kết hợp đó đã gây ra nhiều biến đổi dẫn đến viêm da.
Bên cạnh đó còn bao gồm một số yếu tố liên quan đến nguyên nhân của viêm da cơ địa:
– Cơ địa dễ bị dị ứng
Viêm da cơ địa là bệnh có yếu tố di truyền rõ rệt. Theo thống kê của nhiều tác giả, nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì 80% con cái của họ cũng sẽ mắc căn bệnh này.
Ngoài ra, da khô, suy giảm hệ miễn dịch là các yếu tố khác trong cơ địa dễ bị dị ứng được xác định là có liên quan
– Các tác nhân gây kích ứng
+ Bên trong cơ thể: yếu tố thần kinh đặc biệt là sang chấn tâm lý; sự thay đổi nội tiết; rối loạn chuyển hóa..là các tác nhân nội sinh trực tiếp gây ra viêm da cơ địa.
+ Yếu tố bên ngoài: Môi trường, khí hậu và các dị nguyên như bụi, phấn hoa, thức ăn..sẽ tiếp xúc tiếp lên da, nếu không có sức đề kháng hoặc không phù hợp rất dễ bị viêm da cơ địa.
+ Sự thay đổi hệ miễn dịch
Thay đổi miễn dịch tại chỗ khiến da kém bền vững do hàng rào vật lý và hàng rào tế bào bị tổn thương
Thay đổi miễn dịch trong máu cụ thể là tăng bạch cầu đa nhân và tăng IgE cũng khiến cho khả năng mắc bệnh viêm da cơ địa cao hơn.
3. Lời khuyên của bác sĩ
Sử dụng sản phẩm dưỡng da phù hợp
Đây là phương pháp sử dụng các loại kem làm mềm da, tạo độ ẩm cho da. Tránh tiếp xúc với các chất kích ứng da như xà phòng, chất sát khuẩn, hóa chất, khói thuốc lá, rượu bia… vì chúng có thể càng làm da bị khô hơn. Bạn nên sử dụng các loại xà phòng ít bị khử mỡ và có pH trung tính để thay thế.
Thêm vào đó, các bạn nên cắt móng tay thường xuyên và hạn chế gãi nhiều vì có thể làm tăng nặng triệu chứng của bệnh.
Có thể sử dụng gạc ướt để đắp các tổn thương da nặng hoặc kéo dài để giúp giảm ngứa, làm mềm da, ngăn ngừa gãi quá nhiều vào tổn thương và thúc đẩy quá trình liền sẹo. Cần lưu ý tắm rửa sạch sẽ hàng ngày.
Tìm và loại trừ nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh
Cần loại trừ những loại thức ăn làm nặng bệnh, nhưng cần lưu ý có các thức ăn thay thế để tránh bị suy dinh dưỡng đối với trẻ em.
Nếu bụi nhà là nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần lau rửa giường, thay ga đệm hàng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà.
Theo lời khuyên của các bác sĩ thì các bạn nên giặt sạch các quần áo mới trước khi mặc để loại bỏ các hóa chất khác có thể gây kích ứng da còn tồn lại từ quá trình sản xuất và đóng gói. Bạn cũng không nên mặc quần áo quá chật, quần áo bằng vải nilon, tránh mặc đồ len.
Sử dụng thuốc chống viêm
Các bạn có thể sử dụng glucocorticoid bôi tại chỗ như kem fluticasone, betamethasone 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp, sau khi bệnh đã được kiểm soát, có thể bôi cách ngày hoặc 2 lần mỗi tuần tại tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên, dù sử dụng loại gì thì các bạn cũng cần phải tìm đến ý kiến và sự tư vấn của các bác sĩ trước khi sử dụng.
Bệnh nhân lưu ý không được tự ý uống thuốc mà nên đến gặp bác sĩ để khám và chỉ định uống thuốc nhằm bảo đảm sự an toàn và hiệu quả.
Điều trị viêm da cơ địa không khó nếu “đúng thầy đúng thuốc” nếu không bệnh sẽ tiến triển xấu và rất khó để chữa khỏi. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu lâu năm, tận tâm Phòng khám Da liễu Hà Nội sẽ là nơi lý tưởng giúp bạn sớm thoát khỏi những tự ti và lo lắng mà viêm da cơ địa mang lại.
Để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh viêm da cơ địa, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn:
Thông tin địa chỉ:
PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI
Cơ sở: 447 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội (Đối diện trường Đại học điện lực)
Cơ sở: 54 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở: 83 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0949.47.0055

YÊU CẦU GỌI LẠI

ĐẶT LỊCH KHÁM 094.947.0055

*Lưu ý: Kết quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người

© Copyright 2017 PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI, All Rights Reserved.