Bệnh á sừng nếu không có biện pháp điều trị sớm sẽ khiến các tổn thương nghiêm trọng và bị viêm nhiễm rất khó chữa trị.

Bệnh á sừng là một những căn bệnh viêm da cơ địa dị ứng, căn bệnh này khá phổ biến, thường xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau nhưng thường gặp ở đầu ngón tay – ngón chân. Mặc dù bệnh không gây nguy hại đến sức khỏe nhưng lại gây ra những phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày đối với người bệnh. Tuy nhiên biểu hiện bệnh thường bị nhầm tưởng với các bệnh ngoài da khác khiến việc điều trị sai lầm, không dứt điểm, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát và tình trạng ngày càng nặng.

Biểu hiện của bệnh
Biểu hiện bên ngoài của bệnh á sừng không khó để nhận biết:

  • Da khô dày sừng, kèm theo đỏ và sưng tấy
  • Sau vài ngày xuất hiện, da sẽ chuyển sang tình trạng nứt nẻ, bong vẩy sừng thành từng lớp và gây chảy máu và đau đớn.
  • Thường những vùng da hay gặp phải các triệu chứng này thường là vùng da tay hay chân, gót chân là chủ yếu vì vậy đây cũng được xem là một triệu chứng khá đặc trưng mà bạn có thể biết rõ.

Á sừng ăn hết hai bàn tay

Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Vùng bàn tay, chân bị á sừng thường khô ráp, tróc da, nứt nẻ ở ria, gót chân và đầu các ngón. Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy.
Vào mùa hè, vùng da bệnh bị ngứa, nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì lỗ chỗ. Vào mùa đông, tình trạng nứt nẻ càng nặng, phần da bệnh dễ bị toác ra, rớm máu, nứt sâu ở gốc ngón gọi là đứt cổ gà, đi lại đau đớn.

Nguyên nhân gây bệnh
Đến nay nguyên nhân gây bệnh á sừng vẫn chưa được xác định, tuy nhiên theo các nhà khoa học phần chính bệnh là do yếu tố di truyền trong gia đình hoặc thói quen dinh dưỡng thiếu cân đối từ bé. Thực tế cho thấy, đại đa số bị mắc bệnh đều do ăn ít rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E… sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.
Đây là bệnh viêm nhiễm mạn tính, khi cơ thể có sự thay đổi về nội tiết có thể tự khỏi như đến tuổi dậy thì, mang thai, mãn kinh…

Á sừng ăn đầu móng tay

Lưu ý khi bị bệnh á sừng
Để bệnh không tiến triển nặng hơn, bệnh nhân cần thực hiện một số điều như sau:
– Tránh bóc vẩy da, chọc nhể các mụn nước, chà sát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải… làm xây xước lớp sừng tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn, nhiễm nấm trên lớp sừng vốn đã kém sức đề kháng.
– Không nên ngâm rửa tay chân nhiều. Chú ý giữ khô các kẽ. Lớp sừng vốn đã bở nên càng ẩm ướt sẽ càng dễ bị vi khuẩn nấm tấn công. Sau khi rửa chân tay, cần dùng khăn lau khô, nhất là các kẽ tay, kẽ chân. Nếu tiếp xúc với nước nhiều càng tạo thuận lợi để lớp sừng bong vảy. Khi chế biến thức ăn, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối… bằng cách đeo găng tay. Nếu lớp mỡ bám nhiều vào da càng khiến lớp sừng trở nên thô ráp, bong vảy.
– Không ngâm chân tay với nước muối vì nước muối ưu trương sẽ hút nước trong tế bào ra làm da càng khô và nứt sẽ rộng và sâu hơn.
– Thận trọng khi tiếp xúc với dụng cụ mạ nickel và đồ thuộc da như giầy dép da.
– Hạn chế dùng xà phòng có độ tẩy mỡ cao ở tay chân. Khi tiếp xúc với xà phòng, xăng dầu cần đeo găng bảo vệ. Không dùng găng tay cao su mà dùng găng latex.
– Mùa đông nên đi tất, đi găng tay sớm hơn người khác để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, chân khỏi tác hại của biến đổi thời tiết đột ngột dễ làm nứt nẻ. Không đi tất nilon mà đi tất cotton.
– Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng. Giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt… là nguồn cung cấp vitamin vô cùng quý báu.
– Nếu duy trì được thuốc giữ ẩm thường xuyên thì tổn thương sẽ nhanh hồi phục.

Điều trị á sừng theo chỉ định của bác sĩ
Phương pháp điều trị hiện nay các bác sĩ hay dùng là thuốc bôi bạt sừng, tạo sừng như axit salixilic, diprosalic, betnoval kết hợp với thuốc kháng sinh tác động ngay tại vùng da bệnh hoặc toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn phụ, dùng các thuốc chống nấm nếu có nhiễm nấm như mỡ nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin. Trường hợp nặng có thể phải dùng corticoid, kháng histamin.
Khi có biểu hiện của bệnh, bệnh nhân nên đi khám tại chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán bệnh và hướng dẫn cụ thể hơn. Không nên tự ý sử dụng thuốc, chỉ được sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ vì thuốc điều trị bệnh da liễu có nhiều tác dụng phụ, dùng không đúng sẽ lợi bất cập hại. Ngoài ra, bệnh nhân nên chú ý phòng tránh và tăng cường các thức ăn bổ dưỡng cho da.

Thông tin địa chỉ:
PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI
Cơ sở: 447 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội (Đối diện trường Đại học điện lực)
Cơ sở: 54 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở: 83 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0949.47.0055

ĐẶT LỊCH KHÁM 094.947.0055

*Lưu ý: Kết quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người

© Copyright 2017 PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI, All Rights Reserved.