Bệnh ghẻ và những điều nên biết

Bệnh ghẻ là một bệnh ngoài da gây ngứa, do ngứa gãi gây nhiễm khuẩn thứ phát và có thể gặp biến chứng viêm cầu thận. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh kéo dài, ngứa gãi gây mất ngủ, suy nhược thần kinh, mặt khác bệnh có thể lây lan trong gia đình, tập thể thậm chí thành dịch. Cũng như các bệnh ngoài da khác, bệnh ghẻ không gây chết người nhưng ảnh hưởng tới sức khoẻ, học tập và công tác.

Bệnh ghẻ là gì ?
Ghẻ là một bệnh ở da khá phổ biến ở Việt Nam, thường xuất hiện ở những vùng có dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, không vệ sinh sạch sẽ. Bệnh lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua quần áo, chăn màn…

Tình trạng ghẻ lan khắp cơ thể

Cơ chế hình thành ghẻ.
Ký sinh trùng gây bệnh có tên khoa học là Sarcoptes scabiei hominis. Ghẻ cái có hình bầu dục, bụng có 8 chân, lưng có gai xiên về phía sau, đầu có vòi hút thức ăn đồng thời để đào hầm vào lớp da thượng bì. Mỗi ngày ghẻ cái để 1-5 trứng, sau 3-7 ngày trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng lột xác nhiều lần thành ghẻ trưởng thành

Cơ chế hình thành ghẻ

Dấu hiệu nhận biết
– Trên bề mặt da xuất hiện các mụn nước sắp xếp rải rác ở kẽ ngón tay, đường chỉ lòng bàn tay…
– Có những vết xước, vảy da, đỏ da có thể chàm hóa, mụn mủ
– Người bệnh ngứa khó chịu, nhất là về đêm do ghẻ cái đào hầm vào ban đêm
– Bệnh biến chứng thành nhiều dạng:
 Chàm hóa: người bệnh bị ngứa, mụn nước tập trung thành đám
 Bội nhiễm: các mụn nước xen kẽ mụn mủ có thể phù nề, loét
 Lichen hóa: ngứa nhiều, da dày,có màu thâm.

Làm gì khi bị ghẻ
Khi bị ghẻ, trước hết bệnh nhận hoặc người nhà cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Điều trị cho những người trong gia đình, tập thể bị ghẻ
– Bôi thuốc đúng cách
– Quần áo, chăn màn phải giặt sạch, phơi khô.

Đối với bệnh nhân bị ghẻ cần:
+ Thực hiện các xét nghiệm, chuẩn đoán chính xác vị trí cái ghẻ tồn tại, hang ổ của ghẻ . Có xác định đúng vị trí ghẻ cái gây bệnh, lầm tổ mới có thể diệt được ghẻ hiệu quả.
+ Với trẻ em: Sử dụng các dạng thuốc mỡ diêm sinh có tính sát khuẩn, diệt ghẻ tuy nhiên phải đảm bảo không gây kích ứng lên làn da mẫn cảm của trẻ.
+ Với phụ nữ mang thai: Thường chỉ dùng các loại thuốc bôi, không dùng thuốc uống và thuốc kháng sinh tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
+ Với người lớn có thể kết hợp nhiều loại thuốc bôi, thuốc uống, kem ngoài da để đạt được kết quả tốt nhất.
Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ uy tín để khám và được lên phác đồ điều trị nhất là khi bệnh đã biến chứng.

Thông tin địa chỉ:
PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI
Cơ sở: 447 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội (Đối diện trường Đại học điện lực)
Cơ sở: 54 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở: 83 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0949.47.0055

ĐẶT LỊCH KHÁM 094.947.0055

*Lưu ý: Kết quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người

© Copyright 2017 PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI, All Rights Reserved.