Bệnh tổ đỉa, nguyên nhân và cách điều trị

Tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, bệnh còn được gọi là Eczema và có tên khoa học là Pompholyx . Bệnh khởi phát thường đột ngột với các mụn nước chứa dịch trong sâu dưới da gây ngứa và dai dẳng.
Bệnh thường gặp ở tuổi từ 20 đến 40, nam nữ có tỷ lệ bằng nhau. Bất kì ai cũng có thể mắc phải bệnh tổ đỉa nếu như thường xuyên lặp lại những thói quen vệ sinh không đúng cách hàng ngày. Vậy bạn đã biết nguyên nhân bệnh tổ đỉa là gì để còn kịp thời phòng ngừa hay hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa khỏi hẳn hoàn toàn chưa? Tìm hiểu thêm dưới đây.

Tổ đỉa ở tay

Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng và phức tạp , sau đây là một số nguyên nhân nổi bật:

  • Dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp như xăng dầu, xà phòng, xi măng.
  • Do nhiễm khuẩn trong khi tiếp xúc với bùn đất, nước bẩn hay gặp nhất là do liên cầu trùng trong thể tổ đỉa mưng mủ.
  • Do dị ứng với nhiễm nấm ở kẽ chân
  • Do thay đổi thời tiết theo mùa
  • Do ảnh hưởng của ánh sáng và nóng ẩm.

Khi bị bệnh nên chú ý một số yếu tố sau để tránh việc bệnh càng trầm trọng hơn

  • Yếu tố tại chỗ: chất tẩy rửa, xà phòng, dung môi, giày dép chật, chất liệu da, đổ mồ hôi nhiều…
  • Yếu tố trong không khí: khói thuốc, lông chó mèo, đất bùn, mạt bụi nhà…
  • Nhiễm trùng (tụ cầu vàng)
  • Thực phẩm gây dị ứng: hải sản, trứng, thịt gà, bò, đậu phộng, đậu nành, đồ lên men, tinh bột…

Biểu hiện và triệu chứng nhận biết bệnh

– Mụn nước khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, đặc biệt là ở mé bên của ngón tay lòng bàn tay, mặt trên – mặt bên và mặt dưới ngón chân, lòng bàn chân.
– Mụn nước ăn sâu vào thượng bì làm da nổi gồ lên, hình tròn, rải rác hay xếp thành chùm, sờ vào mụn nước thấy chắc, cảm giác như có một hạt gì nằm xen trong da, kích thước khoảng 1 – 2mm, có thể trở thành bóng nước nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân.
– Các mụn nước thường xẹp đi và teo đét chứ không tự vỡ, thường có màu hơi ngà vàng, khi bong ra để lộ một nền da hồng, hình đa cung hoặc tròn, có viền vảy xung quanh.
– Bạn sẽ cảm thấy rất ngứa, càng gãi càng ngứa, bệnh thường kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần, tróc vảy rồi lành và bệnh hay tái phát.

Tổ đỉa ở chân

=> Bệnh tổ đỉa gây ngứa nhiều, bệnh nhân gãi, chà xát làm vỡ mụn nước, dễ thành nhiễm khuẩn phụ, sưng tấy, nổi hạch, có khi phát sốt. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát theo chu kỳ (dân gian gọi là theo tuần trăng) thành mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, trở ngại nhiều cho sinh hoạt, lao động nếu không được điều trị đúng đắn.

Cách điều trị bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa dù được điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nó sẽ tái phát khi có môi trường và điều kiện thuận lợi như đã nêu ra ở trên.
Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ phải dùng đến các thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống dị ứng toàn thân hoặc tại chỗ. Phải điều tra các chất gây dị ứng để loại trừ. Nếu do rối loạn hấp thụ vitamin, cần bổ sung vitamin thích hợp ( vitamin PP, C, B6 ).
Điều trị gồm:
– Điều trị bằng thuốc
– Điều trị toàn thân
– Kết hợp chăm sóc và điều trị bệnh

Thông tin địa chỉ:
PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI
Cơ sở: 447 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội (Đối diện trường Đại học điện lực)
Cơ sở: 54 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở: 83 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0949.47.0055

ĐẶT LỊCH KHÁM 094.947.0055

*Lưu ý: Kết quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người

© Copyright 2017 PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI, All Rights Reserved.