Cách chữa trị một số loại nấm da thường gặp

Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới vừa nóng vừa ẩm nên rất thuận lợi cho các chủng nấm phát triển. Các bệnh nấm ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú, việc phân biệt các loại nấm giúp cho bệnh nhân dễ dàng nhận ra triệu chứng và có cách điều trị phù hợp, đem lại hiệu quả cao.
1. Phân loại và biểu hiện
Có nhiều loại nấm da nhưng hay gặp nhất là một số nấm da sau đây:
Nấm thân
Điển hình là nấm gây bệnh hắc lào. Dấu hiệu đầu tiên là ngứa vùng bị bệnh, sau đó thấy một vệt màu hơi đỏ, có viền, bờ rõ rệt, trên viền đó có các mụn nước lấm tấm. Vùng da này ngày càng lan rộng tạo thành nhiều hình vòng cung, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nhiều khi do người bệnh ngứa, gãi và làm lây lan ra nhiều vùng hắc lào trên cơ thể của mình. Bệnh hắc lào là một trong những bệnh nấm da có khả năng lây từ người này sang người khác do sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt như quần, áo, khăn mặt, khăn tắm, ngủ chung giường, đắp chung chăn…

Nấm kẽ (thường xảy ra trong mùa mưa)
Căn nguyên của bệnh là do vi nấm epidermophyton, nấm trichophyton hay còn do nấm candida albicans. Bệnh bắt đầu ở giữa kẽ ngón chân thứ 3 và thứ 4. Kẽ ngón có hiện tượng bong xước da, màu hơi vàng, chảy dịch, có thể xuất hiện mụn nước. Bệnh thường gặp ở những người do nghề nghiệp phải tiếp xúc nước nhiều giờ liên tục nhiều ngày như nông dân, người làm vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội…
Nấm móng
Nấm móng thường do trichophyton gây nên. Bệnh biểu hiện ở bờ tự do của móng hay ở hai bên cạnh của móng. Khi bị bệnh, móng mất màu bóng, bị đẩy nhô lên hoặc khuyết vào, trên mặt móng lỗ chỗ hoặc thành rãnh. Dưới rãnh có chất bột vụn. Như vậy móng càng ngày càng bị sù sì, màu vàng hoặc đục. Bệnh có thể lây từ móng này sang móng khác.
Nấm tóc
Nấm tóc do nấm Piedra Hortai gây nên. Biểu hiện là trên mỗi sợi tóc có nhiều hạt màu đen bám vào. Tuy vậy bệnh nhân không thấy có gì khác thường và tóc cũng không bị rụng.
Trong khi đó, loại nấm tóc do trichophyton gây ra thì biểu hiện tổn thương trên da đầu. Da đầu có nhiều vết tròn nhỏ, kích thước bé khoảng từ 3-5mm,da đầu có vảy mỏng hay ngứa da vùng đầu.
2. Nguyên nhân
Nấm da là bệnh rất dễ lây lan từ người này sang người khác, do vậy tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh là điều hết sức cần thiết, giúp bạn chủ động và phòng tránh đúng cách.
Nấm da được xác định do một số nguyên nhân:
– Lây nhiễm từ người bệnh: mầm bệnh có thể được lây lan từ người bị nấm qua người không bị bệnh thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ dùng với người bệnh như: Khăn tắm, mặc chung quần áo, chung chăn màn…
Vệ sinh kém: Vệ sinh không sạch sẽ hoặc lười vệ sinh thân thể cũng tạo môi trường cho nấm mốc phát triển, khi mồ hôi tiết ra kết hợp với tế bào da chết sẽ làm cho da trở thành nơi ở thuận lợi cho nấm gây bệnh.
Do nguồn nước: Nguồn nước bẩn có chứa vi nấm gây bệnh nếu như bạn thường xuyên tiếp xúc cũng sẽ làm tăng khả năng bị nấm da.
– Do lây nhiễm từ động vật: Một số động vật nuôi như chó, mèo, gà, ngựa…có thể mắc nhiễm vi nấm rồi lây nhiễm sang con người qua những đồ vật mà chúng từng tiếp xúc. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng sự lây lan này là hiếm.
Ngoài những nguyên nhân nấm da cơ bản trên thì vẫn còn một số nguyên nhân gây bệnh khác như do ảnh hưởng từ các căn bệnh da liễu (vảy nến, á sừng, viêm da…) hoặc do da tiếp xúc nhiều với hóa chất, mỹ phẩm không phù hợp.
Đây chính là những nguyên nhân gây bệnh nấm da thường gặp nhất, bạn có thể tránh xa những thói quen lối sống không tốt để phòng ngừa nấm da xuất hiện..
3. Cách phòng và chữa trị nấm da
Bệnh nấm da thường để lại khá nhiều tác hại không tốt tới thẩm mỹ, sức khỏe do đó bạn cần chủ động phòng bệnh.
– Để phòng tránh bệnh hiệu quả, trước hết bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về bệnh nấm da, đồng thời tuyên truyền cho người thân cách phòng bệnh.
– Có lối sống lành mạnh, sạch sẽ, không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người khác
– Nếu bạn nuôi động vật nên thường xuyên kiểm tra xem có nấm trên da động vật đó không (biểu hiện rõ nhất là trụi lông) để chủ động phòng bệnh.
Chữa trị
Mặc dù đã áp dụng nhiều cách để phòng chống nhưng bạn vẫn mắc phải căn bệnh này thì cũng đừng quá lo lắng, hãy đến gặp bác sĩ để xét nghiệm và tìm ra cách chữa trị nhanh chóng, an toàn.
Đối với bệnh nấm ngoài da thì người ta thường dùng một số cách điều trị điển hình đó là việc dùng thuốc điều trị. Đối với các thương tổn kẽ tay, kẽ chân, nấm thân, nấm móng và lang ben với diện tích nhỏ, người bệnh có thể dùng các loại kem bôi có chứa ketoconazole, miconazole, terbinafine… để điều trị. Trong trường hợp lang ben đã lây lan trên diện tích lớn, ở những vùng da khó bôi thuốc như lưng, gáy cổ…, người bệnh có thể dùng dầu gội có chứa ketoconazole 2% để thoa và tắm trong 5 ngày liên tiếp để diệt tận gốc vi nấm, tránh để bệnh kéo dài, dễ tái phát.
Một số người có thói quen dùng thuốc Corticoid trị bệnh nấm ngoài da nhưng đối với loại thuốc này người bệnh nên thận trọng và không nên lạm dụng vì thuốc có thể gây nên nhiều tác dụng phụ không tốt ảnh hưởng tới da như: teo da, rạn da, và tạo cơ hội nấm phát triển nhiều hơn….
Nấm da không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại là bệnh dai dẳng và khó chữa. Khi nhận thấy dấu hiệu bệnh cách tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa kinh nghiệm, tận tâm Phòng khám Da liễu chắc chắn là nơi bạn nên đặt niềm tin. Đừng để bệnh nấm da khiến bạn kém tự tin, ngại giao tiếp khi cách chữa trị ngày càng đơn giản. LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐẶT LỊCH THĂM KHÁM
Thông tin địa chỉ:
PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI
Cơ sở: 447 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội (Đối diện trường Đại học điện lực)
Cơ sở: 54 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở: 83 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0949.47.0055

ĐẶT LỊCH KHÁM 094.947.0055

*Lưu ý: Kết quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người

© Copyright 2017 PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI, All Rights Reserved.