Colchicin

1. Giới thiệu:

Colchicine là thuốc dùng phổ biến trong điều trị bệnh Gout, nhưng với tác dụng chống viêm và có ảnh hưởng lên hệ miễn dịch nên colchicine cũng được sử dụng nhiều trong da liễu để kết hợp điều trị một số bệnh như: vảy nến, viêm mao mạch, Behcet… Tuy nhiên, colchicine cũng có nhiều tác dụng phụ nên cần lưu ý trong quá trình điều trị.
2. Nguồn gốc:

Colchicine được chiết xuất từ hạt cây thuộc loài Colchicum và được sử dụng điều trị Gout từ những năm 1810. Một số sản phẩm có colchicine trong thành phần cũng được cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa kỳ (FDA) cấp phép từ năm 1939. Gần đây nhất vào tháng 7 năm 2009, 1 biệt dược của colchicine là colcrys được cấp phép sử dụng điều trị gout và bệnh sốt Địa Trung Hải có tính chất gia đình.

Colchicine Houde

Colchicine Houde

3. Tác dụng:

Colchicine có tác dụng ức chế chức năng bạch cầu đa nhân trung tính và ức chế phân tử kết dính tế bào biểu mô, làm giảm quá trình viêm do lắng đọng acid uric tại các khớp trong bệnh Gout. Ngoài ra còn có tác dụng điều hoà miễn dịch thông qua các chemokine.
4. Tác dụng phụ:
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng liều cao colchicine là trên đường tiêu hoá với các biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy. Các triệu chứng này thường xuất hiện vài giờ sau khi uống thuốc. Ngoài ra, colchicine có thể gây xuất huyết tiêu hoá, yếu cơ, mệt mỏi, run, co giật, phát ban khi dùng liều cao.
Colchicine có thể gây thiếu máu, chảy máu, xuất hiện sau khoảng 3-8 ngày nếu dùng liều cao hoặc dùng thời gian dài.
Colchicine gây ảnh hưởng tới thận, có thể gây suy thận và các cơ quan khác, gây đái máu, thiểu niệu.
5. Chỉ định và liều dùng trong một số bệnh da liễu:

Colchicine được bào chế dưới dạng viên và tiêm truyền. Trong da liễu chủ yếu dùng dạng viên, hàm lượng 0.5 – 0.6mg. Colchicine thường được dùng trong các bệnh da liễu sau: vảy nến, vảy nến khớp, vảy nến thể mụn mủ với liều từ 1-1.5mg/ngày; Leukocytoclastic vasculitis: 0.6mg x 2-3 lần/ngày; hội chứng Behcet: 1-1.5mg/ngày; aphthous: 1.5-1.8mg/ngày; viêm da dạng herpes: 1.2-1.8mg/ngày; Pyoderma gangrenosum: 1-1.5mg/ngày; bệnh bọng nước IgA thành dải: 1.5mg/ngày; hội chứng Sweet: 0.5-1.5mg/ngày; sarcoidosis: 0.6mg x 2lần/ngày; fibromatosis: 0.6-1.2mg/ngày
6. Chống chỉ định:

Không dùng colchicine ở những người suy thận, phụ nữ có thai, mẫn cảm với thuốc.
7. Thận trọng:

các trường hợp người già, phụ nữ cho con bú, người có bệnh về gan, thận, tim, tiêu hoá, máu.
8. Tương tác thuốc:

Một số thuốc sau đây cần tránh dùng trong thời gian dùng colchicine: conivaptan, digoxin, diclofenac (Voltaren, Solareze), imatinib, isoniazid, quinidine, thuốc chống trầm cảm như nefazodone, kháng sinh: clarithromycin, erythromycin, telithromycin, thuốc chống nấm: clotrimazole, itraconazole, ketoconazole, oriconazole, thuốc giảm cholesterol: atorvastatin, fenofibrate, gemfibrozil, simvastatin, lovastatin, pravastatin, thuốc điều trị huyết áp và tim mạch: amiodarone, diltiazem, felodipine, nicardipine, nifedipine, verapamil, thuốc kháng virus: atazanavir, delavirdine, fosamprenavir, indinavir, nelfinavir, saquinavir, ritonavir, thuốc khác: cyclosporine, sirolimus , tacrolimus.
Các lưu ý khác: khi dùng thuốc không nên uống nước nho vì có thể gây tăng độc tính của colchicine. Bảo quản thuốc trong nhiệt độ bình thường (dưới 300C), tránh nóng, ẩm, ánh sáng.

Lưu ý: Bài viết mang tính chất tham khảo, Bệnh nhân cần hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng.

ĐẶT LỊCH KHÁM 094.947.0055

*Lưu ý: Kết quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người

© Copyright 2017 PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI, All Rights Reserved.