Chế độ dinh dưỡng trong thực đơn của mỗi bữa ăn có tác động rất lớn đến sự tiến triển của bệnh mề đay. Thực phẩm nào nên ăn và thực phẩm nào nên kiêng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để giải đáp thắc mắc của bệnh nhân, bác sĩ tại Phòng khám Da liễu Hà Nội sẽ giới thiệu thực đơn phù hợp với những người bị mề đay.
- Không ăn hải sản
Theo các kết quả nghiên cứu dinh dưỡng cho biết, hải sản là nhóm thực phẩm dễ khiến chúng ta gặp phải tình trạng dị ứng cao, mẩn ngứa, phát ban: tôm, cua, mực, ghẹ… Bởi trong hải sản có chứa hàm lượng protein parvalbumin. Đây là loại chất gây dị ứng khá mạnh, nhất là những người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm nhanh chóng.
Khi người nhạy cảm như các bệnh nhân nổi mề đay thì việc ăn hải sản vào sẽ càng tăng mức ngứa lên cao, cơ thể nóng bừng và phát ban đỏ ra bên ngoài, nặng người bệnh có thể bị sưng phù toàn thân.
Đã có nhiều người sai lầm khi nghĩ rằng hải sản nấu chín ở nhiệt độ cao thì protein paravalbumin sẽ được chuyển hóa hoàn toàn và không bị dị ứng. Nhưng thực chất thì hàm lượng này có trong hải sản cao và sẽ không bị chuyển hóa trong nhiệt độ cao.
Chính vì vậy, người bị nổi mề đay không được ăn hải sản để bảo vệ sức khỏe và giúp cho quá trình hỗ trợ điều trị bệnh thuận tiện hơn.
- Kiêng thịt bò, sữa bò
Tại sao thịt bò và sữa bò chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao như vậy mà những người bị nổi mề đay cần kiêng ăn? Rất đơn giản nhưng cũng không phải ai cũng biết, trong thịt bò và sữa bò có chứa 1 loại protein gây dị ứng là casein và huyết thanh. Chính vì vậy mà không ít người bị nổi mề đay khi ăn vào bệnh sẽ ngày càng nặng hơn. Còn đối với trẻ em nhạy cảm khi ăn hoặc uống vào sẽ tăng nguy cơ bị nổi mề đay nhanh chóng, các cơn ngứa càng kéo dài và rất khó chịu cho người bệnh.
Vì thế người bệnh mề đay kiêng ăn thịt bò và uống sữa bò.
- Không uống rượu bia, chất kích thích
Từ trước đến nay, bia rượu luôn là chất kích thích khá mạnh đối với một số đối tượng hoặc một số loại nước ngọt có ga giúp cho bữa ăn được ngon miệng hơn. Nhưng lợi dụng rượu bia nước ngọt có ga sẽ ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của chúng ta, nhất là đối với những người bệnh nổi mề đay. Vì theo nghiên cứu vitamin nhóm B có trong các loại nước này dễ kích thích các tế bào thần kinh và gây ra hiện tượng mẩn ngứa, phát ban đỏ ảnh hưởng rất không tốt đến người bệnh. Do vậy, nổi mề đay cần tránh xa rượu bia nước ngọt có ga, thức uống chứa chất kích thích.
- Kiêng không ăn đậu phộng
Đậu phộng hay còn gọi là lạc, đây là một trong những tác nhân gây ra bệnh nổi mề đay. Bởi trong lạc có hỗ trợ chữa chất gây dị ứng như protein dự trữ là vicilin và albumin. Hai loại chất này rất bền vững ở nhiệt độ cao nên không bị biến đổi chất. Thông thường, ăn lạc nướng sẽ bị dị ứng nhanh hơn và mạnh hơn lạc luộc.
Theo viện nghiên cứu dinh dưỡng thì 1 củ lạc cũng có thể làm khởi phát được căn bệnh nổi mề đay này. Nên người bị nổi mề đay cần kiêng ăn đậu phộng để đem lại sự an toàn nhất cho sức khỏe bản thân.
- Một số thực phẩm khác
Ngoài những thực phẩm chính ở trên thì nằm trong danh sách những thực phẩm gây bệnh mề đay là: nấm, bơ, trứng, măng…
Có thể thấy rằng, có vô vàn những loại thức ăn thực phẩm có thể gây lên bệnh nổi mề đay. Vì vậy, người bệnh nên có 1 chế độ ăn sao cho hợp lý tránh xa những thực phẩm cần kiêng ăn để tránh những nguy hại cho sức khỏe và làm bệnh ngày càng nặng. Đồng thời người bệnh mề đay cũng cần kết hợp với các bài tập thể dục để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng chống lại các tác nhân gây mề đay.
Các lưu ý khác
- Khi bị bệnh mề đay bạn nên hạn chế đến mức tối thiểu ăn đường và muối bởi chất ngọt sẽ khiến tình trạng dị ứng nổi mề đay nặng thêm, muối kích thích dây thần kinh ngoại biên, khiến dị ứng da.
- Khi tình trạng mề đay dẫn đến phù nề, thì cần hạn chế uống nước và những món ăn chứa nhiều nước như canh hoặc súp.
- Khi bị dị ứng mề đay nên tăng cường ăn những thực phẩm giàu vitamin A, B, C, ăn đồ ăn dễ tiêu hóa. loại đồ ăn dễ tiêu hoá để không bị táo bón.
Nổi mề đay có kiêng nước không ?
Quan niệm kiêng nước khi bị nổi mề đay xuất phát từ xa xưa bắt nguồn từ việc sợ nhiễm phong hàn. Có một số trường hợp nổi mề đay do dị ứng với thời tiết lạnh nên sự chênh lệch của nhiệt độ môi trường với nhiệt độ cơ thể sinh ra phản ứng dị ứng. Người ta cho đây là bệnh nhiễm phong hàn vì cứ tiếp xúc với nước là bệnh nặng hơn.
Tuy nhiên đây là một quan niệm không đúng hoàn toàn. Nguyên nhân gây nên mề đay ở mỗi người không giống nhau và không phải mọi trường hợp bệnh đều do phong hàn mà ra. Vì thế với những tác nhân như môi trường, thực phẩm, mỹ phẩm… thì cơ địa dù có tiếp xúc với nước vẫn không bùng phát bệnh một cách trầm trọng.
Việc kiêng nước khi bị nổi mề đay chỉ nên áp dụng với các trường hợp dị ứng với thời tiết lạnh mà thôi. Các trường hợp khác nếu kiêng nước là hoàn toàn sai lầm bởi nếu không được tắm rửa sạch sẽ thậm chí còn bị gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khiến bệnh nặng hơn và bị viêm nhiễm ngoài da.
Bệnh mề đay có nhiều biến chứng nguy hiểm, hy vọng với những thông tin mà bác sĩ của chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chuẩn bị cho mình và gia đình những món ăn ngon, bổ dưỡng có thể bảo vệ mình khỏi những tác hại mà bệnh mề đay gây ra đồng thời ngăn chặn bệnh quay trở lại.
NẾU CÒN BẤT CỨ THẮC MẮC NÀO, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn:
Thông tin địa chỉ:
PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI
Cơ sở: 447 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội (Đối diện trường Đại học điện lực)
Cơ sở: 54 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở: 83 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0949.47.0055