Kháng sinh làm hỏng tác dụng thuốc tránh thai

Trong những trường hợp “sơ ý”, rất có thể bạn sẽ có thai ngoài ý muốn. Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp lúc này là cần thiết.

Trong những trường hợp “sơ ý”, rất có thể bạn sẽ có thai ngoài ý muốn. Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp lúc này là cần thiết. Tuy nhiên, nếu trong thời gian này bạn lại đang phải dùng kháng sinh để điều trị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó thì hãy cảnh giác, vì chính các thuốc kháng sinh này lại làm hỏng tác dụng tránh thai của thuốc…

Thuốc kháng sinh rifampicin

Rifampicin là một thuốc kháng sinh thuộc nhóm rifamycin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt với vi khuẩn lao. Rifampicin tiêu diệt vi khuẩn bằng cách rất đơn giản: ức chế tổng hợp ARN của vi khuẩn. Trong chu trình sống và gây bệnh của mình, vi khuẩn không thể không cần đến ARN. Đây là một loại axít nhân rất cần thiết để tổng hợp nên các protein của vi khuẩn. Không có ARN, vi khuẩn không đủ protein và sẽ bị chết. Không chỉ có tác dụng lên vi khuẩn lao, thuốc này còn tác dụng lên nhiều vi khuẩn khác như vi khuẩn viêm màng não.

Thế nhưng khi dùng rifampicin đồng thời với viên tránh thai khẩn cấp sẽ làm cho các thuốc tránh thai nhanh hết tác dụng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hủy bỏ ý muốn tránh thai của bạn. Thai vẫn sẽ tồn tại và bạn bị vỡ kế hoạch.

Nguyên nhân là do các viên tránh thai bị phân hủy bởi một số enzym ôxy hoá khử trong phân lớp enzym cytochrom P450. Thuốc sẽ phải tồn tại trong cơ thể tối thiểu 3 ngày thì tác dụng tránh thai mới đạt được. Đó cũng là thời gian cần thiết để thuốc phát huy tác dụng. Nhưng đáng tiếc là thuốc kháng sinh rifampicin lại kích hoạt các enzym phân hủy thuốc làm thuốc nhanh bị tiêu hủy. Và như vậy thời gian tồn tại thuốc trong cơ thể sẽ bị rút ngắn xuống dưới mức cho phép, đồng nghĩa với việc tác dụng tránh thai không hoàn hảo.

Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai

Kháng sinh  tetracycline

Tetracycline là một kháng sinh rất quen thuộc với người bệnh bị tiêu chảy do vi khuẩn tả. Đây là thuốc rất tốt trong điều trị các bệnh nhân không may bị mắc các bệnh liên quan tới ăn uống này.

Tetracycline ức chế sự phát triển của vi khuẩn bằng cách gắn vào tiểu phân 30S của ribosom làm cho bào quan này không thể tổng hợp nên protein cho riêng mình. Từ đó mà vi khuẩn nhanh chóng bị tiêu diệt.

Trong các dịch bệnh liên quan đến vi khuẩn tả, các bệnh tiêu hoá ở những người đi du lịch, bệnh do Chladimya cũng không thể không nhắc tới tetracycline. Nhưng danh mục các thuốc làm biến đổi tác dụng của thuốc tránh thai thì cũng không thể bỏ qua tetracycline. Đây là cũng là một kẻ “phá đám” thuốc tránh thai rất đáng nói.

Năm 1985, Trường đại học Harvard, Hoa Kỳ đã theo dõi những người sử dụng tetracycline và đồng thời với sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Ông thấy rằng những phụ nữ mà sử dụng tetracycline kéo dài hoặc ít nhất là thường xuyên sử dụng tetracycline thì có nguy cơ mang thai nhiều hơn và thực tế là bị vỡ kế hoạch nhiều hơn những người khác. Có tới 70% phụ nữ bị vỡ kế hoạch vì tetracycline, trong khi liều lượng và cách dùng viên uống tránh thai là như nhau. Mặc dù người ta chưa chỉ ra được cơ chế tương tác giữa hai loại thuốc này, nhưng điều đó cũng cho thấy, tetracycline đã làm giảm tác dụng của viên uống tránh thai. Vì vậy chị em có nhu cầu sử dụng viên uống tránh thai, hãy lưu ý tới kháng sinh này.

Thuốc kháng sinh rifapentine

Rifapentine là một thuốc gần như tương tự với  rifampicin. Vì nó là hai thuốc cùng dòng, cùng tác dụng, chỉ khác là thế hệ mới hơn mà thôi. Đây cũng là một kháng sinh được sử dụng trong điều trị bệnh lao và những trường hợp viêm màng não, viêm tụ cầu khuẩn mức độ nặng.

Cũng giống như rifampicin, một số người sử dụng thuốc này kéo dài, liều cao hoặc thường xuyên thì hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai. Do thuốc này làm tăng tốc độ phân hủy thuốc tránh thai làm cho thời gian và nồng độ của thuốc tránh thai giảm xuống. Việc kế hoạch hoá gia đình của bạn bị phá vỡ hoàn toàn. Rất nhiều phụ nữ đã gặp phải biến cố này khi sử dụng rifapentine cùng với viên tránh thai.

Một số dẫn xuất của penicillin và cephalosporin

Một số dẫn xuất của penicillin và cephalosporin cũng làm giảm tác dụng tránh thai của viên uống tránh thai. Mặc dù những biến cố này là “nhẹ” hơn so với các kháng sinh khác song cũng không thể bỏ qua.

Đề cập tới hai kháng sinh này vì đây là hai kháng sinh phổ rộng và rất được ưa dùng trong bệnh viện. Nó cũng là thuốc hay được sử dụng “tự do” nhất trên thị trường. Vì thế việc tương tác giữa các thuốc này với các viên uống tránh thai là điều hoàn toàn có thể.

Biến cố làm hỏng thuốc tránh thai được ghi nhận từ một số công trình nghiên cứu. Trong bản theo dõi tương tác thuốc tránh thai và thuốc penicillin, Barnett cũng thấy rằng một số dẫn xuất của penicilin làm giảm tác dụng của viên uống với bằng chứng là tỷ lệ phụ nữ dùng viên uống tránh thai mà vẫn có thai cao hẳn lên.

Chung một kết quả tương tự năm 1994, Gibson (Trường đại học Glasgow, Anh quốc) cũng cho thấy, dẫn xuất của penicilin đã làm tăng số lượng phụ nữ bị thất bại trong việc thực hiện tránh thai. Có khoảng 60-70% số trường hợp dùng chung hai thuốc thì vẫn có thai như thường, trong khi đó về nguyên tắc, đã dùng đúng và dùng đủ viên uống tránh thai thì hoàn toàn có thể tránh thai.

Theo Bác sĩ Huyền Trang – Phòng khám Da liễu Hà Nội 

Lưu ý: Bài viết mang tính chất tham khảo, Bệnh nhân cần hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng.

Thông tin địa chỉ:
PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI
Cơ sở: 447 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội (Đối diện trường Đại học điện lực)
Cơ sở: 54 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở: 83 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0949.47.0055

ĐẶT LỊCH KHÁM 094.947.0055

*Lưu ý: Kết quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người

© Copyright 2017 PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI, All Rights Reserved.