Nhận diện bệnh ghẻ để điều trị sớm

Ghẻ là bệnh ngoài da thường gặp tại Việt Nam, đặc biệt là những vùng dân cư đông đúc, nhà cửa chật hẹp và không vệ sinh sạch sẽ. Bệnh dễ lây lan từ người này sang người khác do sử dụng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, chăn màn hoặc dùng chung nguồn nước. Chính vì vậy, cần phải trang bị những kiến thức về bệnh để có thể nhận biết và chữa trị kịp thời, đem lại hiệu quả cao.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ là một bệnh ngoài da gây ngứa, do ngứa gãi gây nhiễm khuẩn thứ phát và có thể gặp biến chứng viêm cầu thận. Vì là bệnh ngoài da nên dấu hiệu nhận biết của bệnh ghẻ khá dễ:
– Trên bề mặt da xuất hiện các mụn nước sắp xếp rải rác ở kẽ ngón tay, đường chỉ lòng bàn tay…Ở trẻ sơ sinh mụn nước có thể xuất hiện ở lòng bàn chân, quy đầu…
– Có những vết xước, vảy da, đỏ da có thể chàm hóa, mụn mủ
– Người bệnh ngứa khó chịu, nhất là về đêm do ghẻ cái đào hầm vào ban đêm
– Bệnh biến chứng thành nhiều dạng:
+ Chàm hóa: người bệnh bị ngứa, mụn nước tập trung thành đám
+ Bội nhiễm: các mụn nước xen kẽ mụn mủ có thể phù nề, loét
+ Lichen hóa: ngứa nhiều, da dày,có màu thâm.
Triệu chứng kèm theo của bệnh ghẻ
– Xuất hiện vết máu trầy xước. Do khi bị bệnh ghẻ, tình trạng ngứa vô cùng dữ dội, do đó người bệnh vô tình gãi, cào xước, khiến da bị trầy xước và chảy máu
– Chàm hóa thứ cấp: Do cái ghẻ sinh ra các chất bài tiết gây kích thích da cộng với việc gãi ngứa, khiến da xuất hiện những tổn thương nốt ban đỏ, mụn nước, đó chính là hiện tượng chàm hóa thứ cấp.
– Nhiễm trùng thứ cấp: Triệu chứng bệnh ghẻ này xuất hiện do người bệnh gãi nhiều, thời tiết nóng, điều kiện vệ sinh kém, hoặc ra nhiều mồ hôi, khiến làn da rất bị nhiễm trùng thứ cấp, làm xuất hiện chứng bệnh chốc lở thứ cấp, mụn nhọt, viêm nang lông, hạch bạch huyết sưng to ở trên da.
– Triệu chứng bệnh ghẻ viêm thận cấp tính: Do nhiễm trùng ghẻ thứ cấp, mà các chất bài tiết của cái ghẻ và các nhiễm trùng tế bào có tác dụng kháng nguyên với cơ thể, từ đó xuất hiện hiện tượng viêm thận cấp tính khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau lưng, phù nề.
Cách chữa trị
Bệnh ghẻ sẽ có thể chữa trị nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp.
– Có thể dùng lá cây ba chạc đen tắm hoặc dầu hạt máu chó cũng có hiệu quả trong điều trị ghẻ
– Bôi thuốc tại chỗ hoặc toàn thân: bệnh nhân phải tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng, sau đó bôi thuốc vào các thương tổn, mỗi ngày 1 lần vào buổi tối.
– Nếu ghẻ chàm hóa hoặc bội nhiễm phải bôi thêm dung dịch màu milian hoặc castellani và uống kháng hastamin tổng hợp.
Để có thể điều trị dứt điểm, nhanh chóng bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để biết tình trạng bệnh và chỉ định sử dụng thuốc an toàn, không gây tác dụng phụ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc vì có thể làm cho bệnh nặng hơn, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Lời khuyên của bác sĩ cho bệnh nhân bị ghẻ
Trong quá trình sử dụng thuốc chữa bệnh ghẻ, người bệnh cần chú ý những điều sau:
– Chỉ bôi thuốc chữa bệnh ghẻ lên vùng da bị bệnh, tuyệt đối không bôi lên mắt, và những vùng da không bị bệnh. Bôi thuốc sau khi đã tắm, lau khô người và đã thay quần áo mới. Có thể sử dụng thuốc chữa bệnh ghẻ 1 lần/ngày trước khi tắm xong vào mỗi buổi tối, hoặc 2-3 lần/ngày tùy vào hướng dẫn của bác sĩ
– Nên bôi liên tục cho tới khi khỏi bệnh, sau khi bệnh khỏi có thể bôi thêm 1 thời gian ngắn nữa để đề phòng bệnh ghẻ nước tái phát
– Người bệnh cần dùng thêm những thuốc chữa bệnh ghẻ như: lvermetin, nó có tác dụng gây bất động và đào thải các ấu trùng qua đường huyết
– Sử dụng thuốc kháng histamin, và vitamin B, C theo chỉ dẫn
– Người bị ghẻ tuyệt đối không được tắm với lá xoan, lá đào, lá xà cừ vì rất dễ bị dị ứng, nhiễm độc
Cách phòng ngừa bệnh tái phát
Ghẻ là một trong số các bệnh ngoài da dễ tái phát sau điều trị, do đó bệnh nhân và người nhà cần chủ động phòng ngừa bệnh quay lại bằng cách thực hiện các lưu ý sau:
– Chú ý phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ chóng khỏi và ít lây lan. Không gãi, không tự ý dùng các loại thuốc bôi như thuốc rầy, thuốc súng… rất nguy hiểm.
– Quần áo, chăn màn, chiếu, gối nên giặt tẩy thật sạch. Người bệnh cũng có thể nhúng nước sôi, phơi nắng cho thật khô, ủi nóng trước khi mặc quần áo hay sử dụng. Việc này giúp diệt hết cái ghẻ và trứng, đề phòng tái nhiễm hoặc lây lan bệnh. Tránh dùng chung quần áo và các vật dụng cá nhân.
– Bệnh có thể tái phát từng đợt theo chu kỳ 3 tuần do trứng còn sống sót và phát triển thành cái ghẻ trưởng thành. Bắt buộc điều trị lại theo đúng phương pháp.
– Phải điều trị đồng thời cho tất cả mọi người cùng bị ngứa đang sinh hoạt, chung sống trong gia đình, lớp học, ký túc xá… nhằm tránh tình trạng tái lây nhiễm lẫn nhau.
Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ uy tín để khám và được lên phác đồ điều trị nếu bệnh đã biến chứng. Bên cạnh điều trị bằng thuốc, người bệnh nên chú ý đến các yếu tố ngoại cảnh khác để quá trình điều trị nhanh chóng và hiệu quả.
Bạn đang có nhu cầu chữa bệnh ghẻ, liên lạc với chúng tôi để được tư vấn:
PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI
Add: Số 447 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
Hotline: 098.135.9595

ĐẶT LỊCH KHÁM 094.947.0055

*Lưu ý: Kết quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người

© Copyright 2017 PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI, All Rights Reserved.