Thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai

Hầu hết các thuốc kháng sinh đều vượt qua được hàng rào nhau thai và có thể gây tác hại cho thai nhi. Mức độ tác hại trên thai nhi tùy thuộc vào loại kháng sinh sử dụng, liều lượng, thời gian sử dụng và thuốc đã được sử dụng trong giai đoạn nào của thai kỳ.

Thuốc kháng sinh có vai trò rất quan trọng trong điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn gây ra như bệnh lao, thương hàn, dịch tả… và được chia thành nhiều nhóm thuốc khác nhau:

– Nhóm beta – lactamin (penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin…).

– Nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin, roxithromycin…).

– Nhóm teracyclin (doxycylin, minocyclin…).

– Nhóm phenicol (chloramphenicol, thiamphenicol).

– Nhóm ami noglycosid (streptomycin, kanamycin…).

– Nhóm quinolon (offloxacin, ciprofloxacin…).

Thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai

Thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai

Mỗi nhóm thuốc kháng sinh có phổ kháng khuẩn (sự nhạy cảm của thuốc kháng sinh trên vi khuẩn) khác nhau và đáp ứng điều trị với các bệnh lý khác nhau.

Khi vào cơ thể, các thuốc kháng sinh sẽ gây ra các tác dụng phụ với mức độ nhẹ như: dị ứng da, buồn nôn, tiêu chảy… hoặc thậm chí nghiêm trọng như sốc phản vệ, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong!

Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài có thể gây ra rối loạn cân bằng tạp khuẩn đường ruột và nhiễm nấm candida ở da, miệng, ruột…

Sử dụng thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai: hầu hết các thuốc kháng sinh đều vượt qua được hàng rào nhau thai và có thể gây tác hại cho thai nhi. Mức độ tác hại trên thai nhi tùy thuộc vào loại kháng sinh sử dụng, liều lượng, thời gian sử dụng và thuốc đã được sử dụng trong giai đoạn nào của thai kỳ. Các tác hại gây ra có thể là khuyết tật, dị dạng hay thậm chí tử vong thai nhi.

Đối với phụ nữ có thai, thuốc kháng sinh có thể xếp thành 3 nhóm:

Nhóm có thể dùng (chỉ định): gồm có beta-lactamin, macrolid.

Nhóm không thể dùng (chống chỉ định) gồm có phenicol (gây suy tủy, giảm bạch cầu, “hội chứng xám ở trẻ em”), tetracycline (gây vàng răng ở trẻ em…), aminoglycosid (gây điếc…), quinolon (gây tổn thương thoái hóa khớp).

Nhóm thuốc dùng thận trọng: rifamycin (không nên dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ), nitrofuran, acid nalidixic (không nên dùng cuối thai kỳ), metronidazol, trimethoprim, sulfamid (không nên dùng giai đoạn đầu và cuối thai kỳ).

Cơ thể người phụ nữ mang thai có nhiều đặc điểm sinh lý thay đổi so với lúc bình thường: trọng lượng cơ thể tăng lên, lưu lượng máu tăng, tốc độ thanh thải của thận tăng nhanh… Vì vậy, quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa của thuốc vào cơ thể cũng thay đổi.

Khi sử dụng thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai cần chú ý đến liều dùng đáp ứng yêu cầu điều trị.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh phải luôn được sự chỉ định của thầy thuốc (sau khi đã xác định bệnh lý và dạng vi khuẩn gây bệnh), cần tránh việc sử dụng tùy tiện và lạm dụng thuốc kháng sinh gây ra những chủng vi khuẩn lờn thuốc. Trong quá trình điều trị, thai phụ cần phải uống thuốc đúng liều lượng và thời gian mà thầy thuốc chỉ định, chỉ ngừng thuốc khi bệnh đã khỏi hoàn toàn.

Theo Bác sĩ Huyền Trang – Phòng khám Da liễu Hà Nội 

Lưu ý: Bài viết mang tính chất tham khảo, Bệnh nhân cần hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng

Thông tin địa chỉ:
PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI
Cơ sở: 447 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội (Đối diện trường Đại học điện lực)
Cơ sở: 54 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở: 83 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0949.47.0055

ĐẶT LỊCH KHÁM 094.947.0055

*Lưu ý: Kết quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người

© Copyright 2017 PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI, All Rights Reserved.