Các thuốc kháng Histamin

Có nhiều chất đối kháng chọn lọc trên 3 receptor khác nhau của histamin. Thuốc đối kháng H2 receptor (xin đọc bài thuốc chữa viêm loét loét dạ dày). Các chất đối kháng H 3 đang trong giai đoạn nghiên cứu.

Cấu trúc và phân loại

Có nhiều chất đối kháng chọn lọc trên 3 receptor khác nhau của histamin. Thuốc đối kháng H2 receptor (xin đọc bài thuốc chữa viêm loét loét dạ dày). Các chất đối kháng H 3 đang trong giai đoạn nghiên cứu. Trong phạm vi bài này, chỉ giới thiệu thuốc đối kháng chọn lọc trên receptor H1.

Dựa vào dược động học, tác dụng, các thuốc kháng H 1 được xếp thành 2 thế hệ:

Thế hệ I: Gồm các thuốc có thể đi qua hàng rào máu não dễ dàng, có tác dụng trên receptor H1 cả trung ương và ngoại vi, có tác dụng an thần mạnh, chống nôn và có tác dụng kháng cholinergic giống atropin.

Thế hệ II: Gồm các thuốc rất ít đi qua hàng rào máu não, có thời gian bán thải dài, ít tác dụng trên H1 trung ương, chỉ có tác dụng trên H1 ngoại vi, không có tác dụng kháng cholinergic, không an thần và không có tác dụng chống nôn, chống say tầu xe.

Thuốc Asthmatin

Thuốc Asthmatin

Tác dụng dược lý

  • Tác dụng kháng histamin thực thụ
  • Thuốc kháng histamin H1 ức chế có cạnh tranh với histamin tại receptor H 1 làm mất các tác dụng của histamin trên recetor. Khi dư thừa histamin, thì histamin đẩy chất đối kháng ra khỏi receptor, từ đó thuốc giảm hoặc hết tác dụng kháng histamin.
  • Để có tác dụng dược lý kéo dài, cần tìm chất vừa đối kháng cạnh tranh và không cạnh tranh, khi đó   thuốc chậm bị đẩy khỏi receptor bởi histamin. Terfenadin, astemizol… có hai kiểu ức chế (có cạnh tranh và không cạnh tranh) với histamin tại receptor, nên tá c dụng dài hơn nhưng do có nhiều tác dụng không mong muốn trên tim nên hai thuốc này hiện nay không được sử dụng.
  • Thuốc kháng H1 có tác dụng dự phòng tốt hơn là chữa, vì khi histamin được giải phóng tạo hàng loạt phản ứng và sẽ giải phóng đồng thời các chất trung gian khác mà thuốc kháng H1 không đối kháng được. Tác dụng của thuốc mạnh nhất ở cơ trơn phế quản, cơ trơn ruột. Thuốc cho kết quả không rõ rệt trong chữa hen hoặc chữa những bệnh tắc nghẽn phế quản. Cần phối hợp hai loại kháng H 1 và kháng H2 để ức chế toàn vẹn sự hạ huyết áp do histamin gây nên.

Tác dụng khác

Trên thần kinh trung ương

 Các thuốc kháng histamin thế hệ I có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, làm dịu, giảm khả năng tập trung tư tưởng, ngủ gà, chóng mặt. Tác dụng ức chế receptor H1 trung ương này có thể kéo theo tác dụng kháng cholinergic, làm tăng tác dụng làm dịu, giảm khả năng nhớ.

Một số thuốc kháng H1 thế hệ II, do tính ưa nước và có ái lực với receptor H 1 ngoại biên, nên ít qua hàng rào máu – não, và rất ít có tác dụng trung ương, ví dụ fexofenadin, loratidin…

Trên thần kinh thực vật

+ Kháng cholinergic (ức chế  hệ M).

Nhiều thuốc kháng H1 thế hệ I như promethazin, dimenhydrinat, diphenhydramin…) có tác dụng kháng cholinergic ngay với liều điều trị và trong mộ t số trường hợp phải chống chỉ định.

+ Thay đổi hệ giao cảm: Promethazin ức chế receptor α – adrenergic, làm hạ huyết áp.

Diphenhydramin, dexclopheniramin… ức chế thu hồi catecholamin, làm tăng tiềm lực tác dụng của catecholamin.

– Chống say tầu xe -chống nôn: Do kháng cholinergic, an thần, chống nôn; tốt nhất là promethazin (có hiệu lực ngang scopolamin). Hiện nay  diphenhydramin (Nautamin) và dimenhydrin hay được dùng chống nôn trên lâm sàng.

– Chống ho: Nhiều thuốc kháng H1 chống được ho theo cơ chế ngoại biên do ức chế sự co phế quản gây phản xạ ho (promethazin, oxomemazin, doxylamin, dexclopheniramin…) nhưng hiệu lực kém thuốc chống ho trung ương. Thuốc kháng H 1 làm tăng tiềm lực của thuốc giãn phế quản khác (như các amin cường giao cảm loại ephedrin).

– Tác dụng khác:

+   Kháng serotonin receptor tại vùng dưới đồi gây kích thích ăn ngon (cyproheptadin, doxylamin).

+  Chống ngứa, gây tê (không có liên hệ với tác dụng kháng histamin), như mepyramin, diphenhydramin.

Tương tác thuốc

Thuốc dùng cùng kháng H1

– Rượu ethylic, thuốc ngủ, thuốc làm dịu, an thần kinh, thuốc giảm đau nguồn gốc trung ương.Làm  tăng  tác dụng trungương của thuốckháng H1.

– Thuốc kháng cholinergic:Loại atropin, scopolamin. Thuốc an thần kinh (trừ butyrophenon)Thuốc chống trầm cảm loại ba vòng, ức chế MAO, thuốc chống Parkinson, dispyramid, thuốc chống co thắt. Làm tăng tác dụng kháng cholinergic của thuốc kháng H1.

– Thuốc cường phó giao cảm và ức chế cholinesterase:Ambenoniclorid, neostigminbromid, pyridostigminbromid, fluostigmin, paraoxon. Đối kháng với tác dụng kháng cholinergic của thuốc kháng H1.

Tác dụng không mong muốn

Do tác dụng trung ương

  • Thay đổi tuỳ theo từng cá thể, thường biểu hiện ức chế thần kinh (ngủ gà, khó chịu, giảm phản xạ, mệt), mất kết hợp vận động, chóng mặt. Những biểu hiện trên tăng mạnh nếu dùng thuốc kháng H1 cùng rượu ethylic hoặc thuốc ức chế thần kinh trung ương. Cấm dùng khi lái xe, đang vận hành máy móc hoặc làm việc nơi nguy hiểm (trên cao).
  • Ở một số người, tác dụng biểu hiện ở dạng kích thích (nhất là ở trẻ còn bú): Mất ngủ, dễ kích động, nhức đầu, có khi co giật nếu liều cao.
  • Để hạn chế tác dụng không mong muốn trên thần kinh trung ương có thể giảm liều hàng ngày hoặc dùng lúc chiều tối, hoặc dùng loại kháng H1 thế hệ II.

Do tác dụng kháng cholinergic

  • Khô miệng, hầu họng; khạc đờm khó; khó tiểu tiện, bí đái, liệt dương; rối loạn điều tiết thị giác, tăng áp lực trong mắt đặc biệt ở người có glôcôm góc đóng, đánh trống ngực; giảm tiết sữa.

Phản ứng quá mẫn và đặc ứng

  • Có thể gặp quá mẫn nghiêm trọng sau khi dùng thuốc kháng H 1 bôi ngoài, nhất là khi có xước da. Có quá mẫn chéo giữa các loại kháng H 1.   Biểu hiện ngoài da (ban đỏ, chàm) ngay cả khi uống hoặc tiêm, một phần được cắt nghĩa bởi vai trò là m giải phóng histamin của thuốc kháng H1.

Tác dụng không mong muốn khác

– Trên tim mạch: terfenadin, astemizol kéo dài khoảng QT có thể đưa đến hiện tượng xoắn đỉnh, hiện nay không dùng .

– Không dung nạp, thay đổi huyết áp, rối loạn máu (thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu, thoái hóa bạch cầu hạt) tăng nhậy cảm với ánh sáng.

Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định

– Thuốc kháng H1 chỉ thuần tuý chữa triệu chứng mà không chữa được nguyên nhân gây ra dị ứng.

Thuốc không làm thay đổi phản ứng khán g nguyên – kháng thể; không đối kháng với những chất trung gian khác có vai trò rất quan trọng trong dị ứng, shock phản vệ, hen phế quản (như leucotrien). Như vậy, thuốc kháng H 1 hạn chế trong chữa hen, một số thuốc phòng được  cơn  hen (promethazin,  clophen iramin,  thiazinamin,  diphenhydramin, clemasin…) có lẽ do kháng cholinergic. Kháng H 1 thế hệ II không kháng cholinergic như mepyramin dùng dự phòng co thắt phế quản khi tập luyện.

– Thuốc kháng H1 ít hiệu quả  khi cần tác dụng nhanh và mạnh (phù thanh mô n, phản vệ có hệ thống).

Chỉ định tốt nhất là:

– Dị ứng: sổ mũi mùa, bệnh  da dị ứng (mày đay cấp tính, phù nề ban đỏ; ngứa do dị ứng (như trong chàm); phù Quincke; ngứa  do côn trùng đốt; dị ứng thuốc.

– Bệnh huyết thanh.

– Chỉ định khác: Chữa say tầu xe (promethazin, diphenhydramin, diphenhydrinat…); gây ngủ (promethazin); phối hợp với thuốc ho để làm tăng tác dụng chống ho; kích thích ăn ngon (doxylamin, cyproheptadin) hiện nay không dùng; dùng cùng thuốc kháng cholinergic để phòng tai biến do phản xạ khi thăm dò bằng nội soi hoặc khi phẫu thuật (như khi chọc màng phổi).

Chống chỉ định

+ Liên quan tới tác dụng kháng cholinergic: Phì đại tuyến tiền liệt, glocôm góc hẹp, nghẽn ống tiêu hóa và đường niệu, nhược cơ, khi dùng IMAO.

+ Do tác dụng gây dị ứng của thuốc kháng histamin: Quá mẫn với thuốc; không dùng thuốc kháng H1 ngoài da khi tổn thương da.

+ Ở người có thai, không dùng cyclizin và dẫn xuất (có thể gây quái thai).

+  Không dùng các thuốc thế hệ II như terfenadin, astemizol với erythromycin, ketoconazol, itraconazol.

+ Khi lái tàu xe, vận hành máy móc.

Lưu ý: Bài viết mang tính chất tham khảo, Bệnh nhân cần hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng

Thông tin địa chỉ:
PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI
Cơ sở: 447 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội (Đối diện trường Đại học điện lực)
Cơ sở: 54 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở: 83 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0949.47.0055

YÊU CẦU GỌI LẠI

ĐẶT LỊCH KHÁM 094.947.0055

*Lưu ý: Kết quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người

© Copyright 2017 PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI, All Rights Reserved.