Dị ứng da thường mang lại cảm giác ngứa, khó chịu, mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại khiến bạn bất tiện. Hãy tìm hiểu về triệu chứng này để tìm ra cách điều trị hiệu quả và nhanh nhất.
Dị ứng da còn được gọi là Chàm tiếp xúc, thường hay sảy ra khi da tiếp xúc với các vật khiến cho da nhạy cảm hoặc bị dị ứng. Bên cạnh đó khi bạn bị dị ứng ngứa ngoài da với một số thứ khác như thực phẩm hoặc là protein khi hít thở vào có khả năng gây ra nổi mẩn. Các dấu hiệu dễ nhận ra dị ứng da là: sưng, đỏ ngứa và nổi mẩn.
Bệnh dị ứng
Dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch của bạn phản ứng quá mức so với bình thường đối với những chất không gây hại. Các loại bệnh dị ứng thường gặp là:
Sốc phản vệ: là một phản ứng dị ứng nặng, có thể gây tử vong. Nó gây tổn thương đến nhiều bộ phận của cơ thể và có thể xuất hiện rất nhanh;
Bệnh hen suyễn: là một bệnh mãn tính làm viêm vàhẹp đường dẫn khí của phổi, gây ra tình trạng thở khò khè, khó thở, đau thắt ngực, và ho. Ở những người bị dị ứng hen suyễn, các triệu chứng hen suyễn có thể được kích hoạt khi tiếp xúc với một chất gây ra dị ứng, hoặc chất gây dị ứng;
Viêm da dị ứng (chàm): còn được gọi là bệnh chàm, là một tình trạng viêm da không lây nhiễm. Đặc trưng của bệnh là tình trạng khô, ngứa da có thể chảy dịch khi trầy xước;
Dị ứng do môi trường: xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng bất thường với một chất vô hại như phấn hoa hay lông thú. Triệu chứng có thể là phản ứng dị ứng trong mũi (viêm mũi dị ứng, hoặc sốt cỏ khô) và trong phổi (bệnh suyễn);
Dị ứng thực phẩm: dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng với một thực phẩm vô hại. Các loại thực phẩm thường gây ra phản ứng dị ứng là sữa, trứng, đậu phộng, hạt cây, đậu nành, lúa mì, cá và sò ốc.
Nguyên nhân gây dị ứng da
Các thành phần độc hại trong không khí: trong một môi trường có quá nhiều khói bụi, tạp chất hóa học…thì không chỉ có hệ hô hấp bị ảnh hưởng mà ngay cả bề mặt da cũng bị kích ứng. Nếu nhẹ thì chỉ bị ngứa ít còn đối với những người da mẫn cảm thì sẽ nghiêm trọng hơn như da bị phồng rộp, nổi mẩn đỏ khắp người, cảm thấy khó thở,…
Sử dụng thuốc: tình trạng dị ứng da xảy ra nhiều nhất là khi dùng những loại thuốc có thành phần giảm đau, kháng viêm hoặc các loại thuốc kháng sinh chữa bệnh đau xương khớp.
Một số loại thực phẩm: không phải ai cũng biết được mình bị dị ứng với loại thực phẩm nào đó mà chỉ có thể biết được khi đã từng ăn qua. Dấu hiệu nhận biết người bị dị ứng da ngứa do thực phẩm là trong lúc ăn hoặc sau khi ăn người bệnh bị nổi ban, trong người cảm thấy nóng ran và ngứa dữ dội.
Các loại nấm vi khuẩn: có thể bạn bị khi đi đến các nơi bị ô nhiễm hoặc bị lây lan từ người khác. Khi dị ứng da mẩn ngứa do nấm hoặc vi khuẩn bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách sử dụng những loại thuốc bôi chống khuẩn và làm dịu cơn ngứa cho da.
Bị côn trùng đốt, chích: như kiến, nhện, ong, bọ cạp. Nhiều loại côn trùng có nọc vô cùng độc. Nếu may mắn bị nhẹ người bệnh chỉ bị nổi mẩn đỏ ở trên da một vài ngày là hết, trường hợp nặng hơn có khả năng bị phồng rộp nước, chảy mủ rồi sau đó lan tỏa rộng ra những vùng da khác hình thành nhiễm trùng.
Do dùng mỹ phẩm bừa bãi không đủ chất lượng: hiện nay việc mua bán sử dụng tràn lan các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh dị ứng da. Bệnh nhân có thể bị bào mỏng da gây ra chứng ửng đỏ hoặc bong tróc da, mụn nổi chi chít. Nặng hơn là thương tổn da vĩnh viễn.
Triệu chứng của bệnh.
Các phần của cơ thể mà tiếp xúc với chất gây dị ứng đều ảnh hưởng đến sự biểu hiện của những triệu chứng. Ví dụ:
- Chất gây dị ứng mà bạn hít vào thường gây nghẹt mũi, ngứa mũi và cổ họng, đờm, ho và thở khò khè;
- Chất gây dị ứng chạm vào mắt có thể gây ngứa, chảy nước mắt, đỏ, mắt sưng;
- Loại thức ăn khiến bạn bị dị ứng có thể gây ra buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, hoặc sốc phản vệ;
- Chất gây dị ứng chạm vào da có thể gây phát ban da, nổi mề đay, ngứa, mụn nước, hoặc lột da;
- Dị ứng thuốc thường liên quan đến toàn bộ cơ thể và có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cách phòng bệnh
- Giữ vệ sinh thật tốt: Luôn giữ không gian sống sạch sẽ, vệ sinh, quần áo đồ dùng luôn khô ráo, tránh ẩm mốc sinh bệnh.
- Khi có sự thay đổi về nhiệt độ và thời tiết nên cân bằng nhiệt độ trong nhà, khi trời lạnh nên tập dần cho cơ thể thích ứng. Hạn chế sử dụng những sản phẩm hóa chất, dễ gây kích ứng với da nhạy cảm.
- Rèn luyện, chăm sóc cơ thể: Tập luyện thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, duy trì chế độ ăn uống tăng cường bổ sung Vitamin C.
Những người có nguy cơ mắc bệnh
- Gia đình có người bị dị ứng hoặc hen suyễn. Nếu gia đình bạn có người bị những tình trạng trên, bạn sẽ có khả năng bị dị ứng.
- Trẻ em thường dễ bị dị ứng hơn người lớn, càng lớn các triệu chứng có thể giảm dần.
- Đã mắc các bệnh như hen suyễn hoặc dị ứng. Việc đã từng mắc các bệnh này sẽ khiến cho nguy cơ mắc bệnh dị ứng cao hơn.
Phương pháp điều trị
Sau khi được xét nghiệm và bác sĩ chẩn đoán tình trạng, bạn sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp phù hợp, sau đây là một số phương thức điều trị:
- Sử dụng thuốc uống
- Tiêm ngừa dị ứng
- Liệu pháp chữa trị miễn dịch dưới lưỡi (SLIT)
Những biến chứng có thể xảy ra
- Sốc mẫn cảm (đe dọa tính mạng phản ứng dị ứng;
- Các vấn đề về thở và những khó chịu trong quá trình phản ứng dị ứng;
- Buồn ngủ và phản ứng phụ của thuốc
Thông tin địa chỉ:
PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI
Cơ sở: 447 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội (Đối diện trường Đại học điện lực)
Cơ sở: 54 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở: 83 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0949.47.0055