Thủy đậu là bệnh ngoài da khá phổ biến, nguyên nhân gây thủy đậu là do virus Varicella zoster. Bệnh thường kéo dài từ 10 – 15 ngày là có thể tự khỏi. Tuy nhiên trong một số trường hợp do áp dụng những quan niệm sai lầm như kiêng tắm, kiêng gió mà bệnh nặng hơn dẫn đến bội nhiễm. Thủy đậu bội nhiễm biểu hiện là những mụn nước to, màu đục di trong có chứa mủ, dẫn đến thời gian mắc bệnh lâu hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống.
Khi bị bội nhiễm, những nốt thủy đậu lặn đi sẽ để lại sẹo, hầu hết là sẹo lõm. Biến chứng này gây ám ảnh đối với mọi người, nhất là chị em phụ nữ khi bị thủy đậu bội nhiễm trên mặt.
Thủy đậu bội nhiễm có thể gây lở loét, hoại tử nếu người bệnh không vệ sinh sạch sẽ và kiêng khem. Nhiều trường hợp, bệnh gây viêm phổi, viêm tai, viêm cầu thận cấp, viêm não. Nguy hiểm hơn bệnh gây nhiễm khuẩn huyết, tổn thương cơ quan phủ tạng và có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Nếu phụ nữ mang thai chẳng may bị thủy đậu trong 3 tháng đầu hoặc ở giai đoạn cuối của thai kỳ thì bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Do vậy, khi bị thủy đậu, đặc biệt là bị bội nhiễm, các mẹ bầu cần được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Cách điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả
Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh mà cách điều trị bệnh thủy đậu tùy thuộc vào sự phát hiện bệnh sớm trong 24 giờ đầu. Cần cho người bệnh đi khám bệnh ngay. Căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cho điều trị nội trú hoặc điều trị tại nhà.
Điều quan trọng nhất trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân thủy đậu là làm sạch da và vệ sinh thân thể:
– Cho người bệnh nằm nghỉ trong 1 phòng thoáng mát, sạch sẽ, ăn các chất dễ tiêu.
– Chú ý cắt ngắn móng tay và giữ sạch tay.
– Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan (talc) vô khuẩn hoặc phấn rôm khắp người để trẻ đỡ ngứa.
– Tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn
– Tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ.
Điều trị triệu chứng:
– Tại chỗ nốt đậu dập vỡ nên chấm dung dịch xanh metylen.
– Chống ngứa để bệnh nhân đỡ cào gãi bằng các thuốc kháng histamin như: chlopheniramin, loratadine…
– Khi bệnh nhân đau và sốt cao, có thể cho dùng acetaminophen. Không bao giờ được dùng aspirin hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển biến nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong).
– Mỗi ngày 2-3 lần nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%.
– Khi nốt phỏng vỡ, chỉ nên bôi thuốc xanh metilen; không được bôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ.
Điều trị bệnh thủy đậu bằng thuốc kháng virus
– Trong vòng 24 giờ đầu khi xuất hiện nốt đậu dùng kháng sinh chống virut loại acyclovir để giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Liều lượng phụ thuộc lứa tuổi hoặc cân nặng (đối với trẻ nhỏ).
– Trường hợp nặng hơn hoặc có biến chứng như viêm màng não, trẻ suy giảm miễn dịch, có thể dùng acyclovir đường tĩnh mạch.
– Tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc hoặc nghe lời mách bảo mà dùng thuốc sai lầm, dẫn đến thủy đậu bội nhiễm nặng.
Giai đoạn vừa mới lành bệnh, cần phải tuyệt đối chống nắng và tránh cào gãi gây trầy xước. Bổ sung đầy đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho da thông qua chế độ ăn hoặc thuốc uống. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và nghỉ ngơi nhiều.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh.
Nếu cần tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ:
Thông tin địa chỉ:
PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI
Cơ sở: 447 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội (Đối diện trường Đại học điện lực)
Cơ sở: 54 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở: 83 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0949.47.0055