Viêm da, nhiễm trùng da, viêm phổi và thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng …là những biến chứng khi trẻ bị nhọt. Chính vì vậy, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà cần nhanh chóng tìm ra căn nguyên gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, an toàn và hiệu quả.
Những năm gần đây, nhiều thống kê gần đây cho thấy, tỷ lệ trẻ em bị mụn nhọt có chiều hướng gia tăng đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh do lượng khói bụi, ô nhiễm nặng nề. Ngoài ra các khu vực ven biển, ẩm thấp ở nông thông cũng có tỉ lệ trẻ em mắc bệnh cao hơn các vùng khác.
Một nguyên nhân khác khiến tình trạng nhọt, viêm da ở trẻ em tăng là do cách chăm sóc và vệ sinh trẻ sai cách của các mẹ. Hơn nữa, nhiều mẹ vẫn cho rằng, mụn nhọt có thể tự khỏi sau vài ngày nên không cần chữa trị hoặc can thiệp. Bởi vậy, họ khá thờ ơ, chủ quan khi con bị chứng bệnh này.
1. ĐỊNH NGHĨA
Nhọt (Furuncle) là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh.
Bệnh thường gặp về mùa hè, nam nhiều hơn nữ. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, tuy nhiên bệnh thường gặp hơn ở trẻ em.
2. NGUYÊN NHÂN
Bệnh nhọt có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, theo các Bác sĩ da liễu bệnh do những nguyên nhân chính sau:
Nguyên nhân gây bệnh là tụ cầu vàng (staphylococcus aereus). Bình thường vi khuẩn này sống ký sinh trên da nhất là các nang lông ở các nếp gấp như rãnh mũi má, rãnh liên mông…hoặc các hốc tự nhiên như lỗ mũi.
Khi các nang lông bị tổn thương kết hợp với những điều kiện thuận lợi như tình trạng miễn dịch kém, suy dinh dưỡng, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường… vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Ngoài ra, cách chăm sóc và vệ sinh sai cách cho trẻ như chà xát, nặn, dùng kim chích khiến mụn nhọt ở trẻ bị vỡ, sưng tấy, lở loét, viêm nhiễm.
Nhiều phụ huynh còn đắp hoặc tắm cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc khiến da trẻ bị kích ứng, viêm da.
Một số mẹ tắm cho trẻ sản phẩm chứa chất tạo bọt, chất bảo quản, chất tẩy rửa, chất tạo mùi làm tình trạng mụn nhọt nặng hơn.
3. TRIỆU CHỨNG
– Biểu hiện ban đầu là sẩn nhỏ, mầu đỏ ở nang lông sưng nề, chắc, tấy đỏ. Sau 2 ngày đến 3 ngày, tổn thương lan rộng hóa mủ tạo thành ổ áp xe ở giữa hình thành ngòi mủ.
– Đau nhức là triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là ở các vị trí mũi, vành tai, đôi khi làm cho trẻ quấy khóc nhiều. Vị trí thường gặp là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mông và chân, tay. Số lượng tổn thương có thể ít hoặc nhiều, kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, hội chứng nhiễm trùng.
– Bệnh có thể khỏi nhưng có thể kéo dài thành nhiều đợt liên tiếp.
– Biến chứng nhiễm khuẩn huyết có thể gặp nhất là ở những bệnh nhân suy dinh dưỡng. Nhọt ở vùng môi trên, má có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch xoang hang và nhiễm khuẩn huyết nặng.
– Nhọt cụm còn gọi là nhọt bầy hay hậu bối là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở da gồm một số nhọt xếp thành đám. Bệnh thường gặp ở những người bị suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, hen phế quản, lao phổi
– Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Ở giai đoạn sớm cần chẩn đoán phân biệt với viêm nang lông, herpes da lan tỏa, trứng cá và viêm tuyến mồ hôi mủ
4. CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG TRÁNH
4.1. Cách điều trị
Khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện của bệnh nhọt, phụ huynh tuyệt đối không được lơ là mà cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân và cho trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị càng sớm càng tốt, tránh bệnh lây lan và biến chứng nguy hiểm.
Để điều trị bệnh nhọt ở trẻ em, phụ huynh thực hiện các cách sau:
– Chăm sóc và vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ, rửa tay thường xuyên tránh tự lây nhiễm ra các vùng da khác bằng xà phòng lifebouy, Septivon…
– Ở giai đoạn sớm chưa có mủ: tránh nặn, kích thích vào tổn thương.
– Giai đoạn có mủ cần phẫu thuật rạch rộng làm sạch tổn thương.
Khi u nhọt quá to chứa nhiều mủ, bác sĩ có thể tiến hành rạch tháo mủ để giảm đau và làm sạch vùng tổn thương. Mọi thủ thuật cần nên thực hiện tại cơ sở y tế với dụng cụ được tiệt trùng, bạn tránh tự ý nặn mủ hoặc bôi thuốc không rõ loại lên u nhọt vì có thể làm nhiễm trùng trầm trọng hơn.
– Cần kết hợp điều trị tại chỗ và kháng sinh toàn thân theo chỉ định của Bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Bệnh nhọt có thể tự khỏi nhưng cần rất nhiều thời gian, nếu được điều trị, bệnh sẽ lành sớm hơn và không có nguy cơ tiến triển xấu đi. Khi đến khám bác sĩ da liễu,tùy tình trạng bệnh Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống, bôi phù hợp với độ tuổi, thể trạng của trẻ.
4.2. Cách Phòng bệnh
Bệnh nhọt có thể tái phát nếu điều trị không dứt điểm hoặc sai cách, do đó mẹ nên chủ động phòng bệnh cho trẻ để giảm thiểu khả năng mắc bệnh.
– Giặt giũ chăn chiếu, các đồ dùng cá nhân của trẻ luôn được đảm bảo sạch sẽ;
-Vệ sinh các nhân sạch sẽ: cắt móng tay, rửa tay hàng ngày bằng các sản phẩm dị
u nhẹ;
– Tránh sử dụng các sản phẩm gây kích ứng da, nếu có dấu hiệu bất thường cần thăm khám Bác sĩ càng sớm càng tốt;
– Nâng cao thể trạng của trẻ để tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung thực phẩm lành mạnh, vitamin và rèn luyện thể dục thể thao.
Bệnh nhọt thường là bệnh lành tính, nhưng không nên coi thường, vì từ mụn rôm, sảy có thể trở thành một nhọt lớn hoặc từ một mụn nhỏ lại có thể trở thành biến chứng nhiễm khuẩn huyết, đe dọa đến cả tính mạng của trẻ. Phụ huynh hãy chủ động cho trẻ đến thăm khám Bác sĩ và điều trị ngay khi bệnh hình thành để đạt hiệu quả cao
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI – Nơi gửi trọn niềm tin!
- 447 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
- 54 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
- 83 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
HOTLINE: 0949.47.0055