Mùa Đông đến kéo theo nguy cơ mắc bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ như bệnh viêm da, thủy đậu…Thế nhưng, không phải ông bố, bà mẹ nào cũng biết cách để chữa trị cho con cái khi mắc bệnh. Có nhiều trường hợp, do bố mẹ thiếu hiểu biết nên đã mắc phải những sai lầm khiến bệnh của con nặng hơn. Cùng nghe các bác sĩ tại Phòng khám da liễu Hà Nội chỉ ra những lỗi hay gặp của bố mẹ trong chữa bệnh thủy đậu.
1. Kiêng tắm, kiêng gió
Khi trẻ bị thủy đậu, nhiều cha mẹ đã tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm rửa, lau người cho bé. Đây là cách chăm con sai lầm khiến nhiều trẻ bị biến chứng bị bội nhiễm, có trường hợp bị nhiễm trùng huyết do vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây nguy hiểm cho trẻ.
Lời khuyên được đưa ra, cha mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm, trong phòng tắm kín và không được tắm quá lâu.
Bệnh thủy đậu kiêng tắm, kiêng gió là quan niệm sai lầm
2. Bôi thuốc xanh methylen chi chít khắp người
Nhiều người thấy con bị thủy đậu lập tức bôi xanh methylen vào các nốt đậu, cả nốt vỡ và chưa vỡ. Điều này là không cần thiết, chỉ bôi vào mụn thủy đậu đã vỡ sẽ là khô nhanh và ngăn ngừa bị bội nhiễm vi khuẩn.
Lưu ý không được bôi mỡ penicillin và tetracyclin, không nên làm vỡ nốt phỏng sẽ làm lây lan và dễ bị bội nhiễm.
Trên một vùng da có thể có nhiều nốt đậu: mới mọc, phỏng nước hoặc đã vỡ. Khi nốt phỏng vỡ để lại vết xước trên da, nếu không nhiễm trùng sẽ không để lại sẹo.
3. Tắm lá cho trẻ nhỏ bị thủy đậu
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, các bậc phụ huynh không nên mua các loại lá về tắm cho trẻ nhanh khỏi. Bởi lẽ, da trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc chưa ổn định nên dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng.
Theo thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, các loại lá như lá bàng, lá chè xanh mà cha mẹ hay dùng để tắm cho trẻ cũng không hề tốt, có thể khiến trẻ mắc bệnh. Do trong hai loại lá này có chất chát dễ làm cho da bé bị tổn thương.
Lá tre tuy không có hại nhưng cũng không nên dùng để tắm cho trẻ vì lá tre có lông, khiến bé bị ngứa. Ngoài ra, lá trúc đào, lá bạch hoa trà thiết thảo tuyệt đối không được sử dụng nấu nước tắm cho trẻ do các loại lá này có chứa chất chất đội dễ gây viêm da và nhiễm trùng nặng.
Việc tắm lá cho trẻ em và uống thuốc khi bị thủy đậu phải tuân theo chỉ định của bác sỹ.
4. Không cách ly trẻ bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là bệnh có khả năng lây nhiễm cao qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp. Ngay cả giai đoạn ủ bệnh, trước khi phát ban, cũng có thể lây. Tuy nhiên, vì thương con nên các bậc phụ huynh không cách ly trẻ sang phòng thoáng đãng khác. Đây là người nhân khiến người lớn có thể bị lây bệnh hoặc trở thành trung gian truyền bệnh. Bệnh thủy đậu ở người lớn thường diễn biến nặng hơn rất nhiều so với trẻ nhỏ. Tỷ lệ tử vong ở người lớn cao hơn gấp 30 – 40 lần so với ở trẻ 5 – 9 tuổi.
Vì vậy, khi trẻ bị bệnh cha mẹ cần cách ly trẻ với những người khác chưa có miễn dịch. Quần áo, khăn mặt của trẻ phải ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng,…
Chăm sóc và bảo vệ con cái là trách nhiệm của bậc làm cha mẹ. Đừng để sự hiểu biết của bản thân khiến con trẻ phải gánh chịu hậu quả. Bệnh thủy đậu hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu có phương pháp đúng. Hãy đến các cơ sở y tế uy tín gặp bác sĩ để chữa trị kịp thời.
Nếu cần đặt lịch thăm khám bác sĩ, vui lòng liên hệ:
Thông tin địa chỉ:
PHÒNG KHÁM DA LIỄU HÀ NỘI
Cơ sở: 447 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội (Đối diện trường Đại học điện lực)
Cơ sở: 54 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở: 83 Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0949.47.0055